Đối với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông thì bảng tuần hoàn hóa học là một công cụ không thể thiếu khi học môn hóa học. Tuy nhiên việc nhớ và hiểu rõ hết về bảng tuần hoàn này không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đầy đủ cấu trúc đồng thời hướng dẫn về cách đọc loại bảng này, hãy cùng theo dõi nhé.
Mục lục
Tìm hiểu về bảng tuần hoàn hóa học
Khái niệm và nguyên tắc
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là loại bảng dùng trong hóa học để liệt kê các nguyên tố hóa học dựa trên số hiệu nguyên tử, cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của các nguyên tố.
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:
+ Sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính từ trái sang phải và từ trên xuống dưới
+ Những nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp vào cùng một hàng gọi là chu kỳ
+ Những nguyên tố có cấu hình electron tương tự nhau xếp vào cùng một cột gọi là nhóm.
Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học được cấu tạo gồm:
Ô nguyên tố
Một nguyên tố sẽ là một ô trong bảng tuần hoàn và gọi là ô nguyên tố. Số thứ tự của ô nguyên tố trong bảng sẽ chính bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
Chu kỳ
Trong bảng tuần hoàn hóa học chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp thứ tự theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Số thứ tự của chu kỳ sẽ đúng bằng số electron và hiện tại bảng tuần hoàn gồm có 7 chu kỳ đánh số thứ tự từ 1 đến 7. Trong đó chu kỳ 1, 2, 3 là chu kỳ nhỏ, chu kỳ 4, 5, 6 ,7 là chu kỳ lớn nhưng chu kỳ 7 vẫn chưa hoàn thành đủ.
Nhóm nguyên tố
Bao gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau chúng được xếp vào một cột và có tính chất hóa học gần giống nhau. Nhóm nguyên tố được chia làm 2 nhóm trong đó nhóm A gồm các nguyên tố s và p; nhóm B gồm các nguyên tố d và f.
Khối nguyên tố
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thì các nguyên tố sẽ thuộc 4 khối là s, p, d và f; electron cuối cùng điền vào phân lớp nào thì nguyên tố thuộc khối đó.
Cách đọc bảng tuần hoàn hóa học
Muốn học thuộc và nhớ được bảng tuần hoàn thì trước tiên cần phải biết cách đọc bảng tuần hoàn như thế nào cho đúng. Hãy tham khảo hương dẫn sau đây:
Ký hiệu hóa học và tên của nguyên tố
Đầu tiên cần phải nhớ ký hiệu hóa học đó thường là một đến 2 chữ cái bắt nguồn từ tên Latinh của nguyên tố đó. Một vài trường hợp có thể bắt nguồn từ tên tiếng Anh. Tên của nguyên tố luôn nằm ở phía dưới ký hiệu hóa học.
Số hiệu nguyên tử
Vị trí của số hiệu nguyên tử nằm ở giữa bên trên hoặc ở trên bên trái mỗi ô nguyên tố, số hiệu này được sắp xếp theo chiều tăng dần từ góc trái bên trên sang góc phải bên dưới. Khi nhớ được số hiệu nguyên tử bạn sẽ biết ngay thông tin về nguyên tố và số hiệu nguyên tử chính là số proton trong hạt nhân nguyên tử của nguyên tố vì vậy nếu thêm hoặc bớt số proton sẽ tạo ra nguyên tố khác.
Hầu hết nguyên tử có số proton và số electron bằng nhau có một ngoại lệ là nếu nguyên tử mất hoặc nhận electron thì trở thành một ion tích điện. Khi bạn nhìn thấy dấu (-) bên ký hiệu hóa học của nguyên tố thì đó là điện tích âm, ngược lại là dấu (+) thì là điện tích dương. Nếu không có dấu dì thì số proton và electron là bằng nhau.
Trọng lượng nguyên tử
Trọng lượng nguyên tử trong bảng là con số bên dưới tên nguyên tố được ghi dưới dạng số thập phân là chủ yếu. Khi làm tròn trọng lượng nguyên tử đến số nguyên gần nhất chúng ta có nguyên tử khối của nguyên tố đó. Muốn tìm ra số nơtron lấy nguyên tử khối trừ đi số proton sẽ tìm ra kết quả.
Với những chia sẻ trong bài viết hy vọng đã cung cấp cho các bạn những kiến thức về bảng tuần hoàn hóa học thật hữu ích nhất cho công việc học tập.