Ngày nay các thiết bị điện tử là một phần tất yếu của cuộc sống, có thể khẳng định rằng mọi hoạt động, học tập, công việc, sinh hoạt đều có liên quan đến các thiết bị này. Vậy thuật ngữ firmware bạn đã từng nghe đến chưa, nó có quan hệ rất mật thiết đến những món đồ điện tử bạn đang dùng đấy. Bài viết hôm nay sẽ cho bạn câu trả lời firmware là gì cùng những thông tin liên quan để chúng ta có thể biết rõ hơn về thuật ngữ này nhé.
Mục lục
Khái niệm firmware và tác dụng của firmware đối với các thiết bị điện tử
Firmware là gì đó là một chương trình máy tính được tạo nên để điều khiển những thiết bị điện tử cấp thấp. Nó được cài đặt trong ổ cứng của các thiết bị điện tử và thường được sử dụng cố định ít bị thay đổi suốt quá trình sử dụng
Với những thiết bị đơn giản như bộ điều khiển từ xa, điều khiển tivi hay máy tính bỏ túi thì Firmware có thể thực hiện điều khiển để các thiết bị hoạt động bình thường các mà không cần phải có sự hỗ trợ của chương trình nào.
Nếu là những thiết bị cấp cao, tiên tiến hơn có thể kể ra là máy tính, điện thoại di động, camera… Firmware sẽ cần phải có thêm phần mềm hỗ trợ như software để giúp cho thiết bị hoạt động ổn định. Nói tóm lại hầu như mọi thiết bị điện tử từ cấp thấp đến cấp cao từ sơ cấp đến hiện đại, tiên tiến đều cần có Firmware để hoạt động.
Phân biệt Firmware và software
Một số người vẫn nhầm tưởng rằng Firmware và software giống nhau tuy nhiên sau khi đã biết Firmware là gì thì chúng ta có thể phân biệt được 2 thuật ngữ này và khẳng định rằng chúng không hề giống nhau.
Firmware được hiểu đó là phần mềm hệ thống chúng được cài đặt cố định và hoạt động bên trong các thiết bị có khả năng điều khiển, kiểm soát các dữ liệu trên thiết bị điện tử. Vì vậy chúng ta không thể trực tiếp tự chỉnh sửa hay điều chỉnh hoặc cải biến Firmware. Người có khả năng làm được điều này chỉ có thể là nhà sản xuất ra Firmware hoặc có phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa.
Software lại chỉ là một phần mềm máy tính với các ứng dụng, chương trình, tiện ích được lập trình theo một ngôn ngữ mà các thiết bị điện tử có thể đọc được. Và khác với Firmware thì Software cho phép người sử dụng có thể thay đổi hoặc chỉnh sửa được chương trình. Bạn có thể cập nhật Software với bất kì ứng dụng tiện ích nào mà không cần đến nhà sản xuất.
Có thể hiểu rằng Firmware là tổng hợp của nhiều phần mềm Software. Software rất thường xuyên được nâng cấp với tần suất cập nhật cực nhiều. Trong khi đó Firmware lại rất ít bị thay đổi và các nhà sản xuất thường không cho phép người dùng cập nhật Firmware. Lý do vì có thể những tác động đó sẽ khiến đảo lộn làm rối loạn phần mềm Firmware khiến cho thiết bị điện tử bị ngừng hoạt động
Firmware có nên nâng cấp hay không?
Như vừa tìm hiểu ở trên thì Firmware là một phần mềm hệ thống cố định và có tần suất cập nhật rất hạn chế. Vì vậy người dùng rất băn khoăn không biết có nên nâng cấp Firmware cho các thiết bị điện tử của mình không? Những lợi ích và hạn chế của việc này như thế nào?
Trường hợp thiết bị của bạn gặp quá nhiều vấn đề, các lỗi liên tục xảy ra và không chạy ổn định thì chắc chắn phải nâng cấp Firmware. Nếu nâng cấp thuận lợi thì thiết bị của bạn sẽ được nâng cấp chạy ổn định và không còn xảy ra các lỗi như khi chưa nâng cấp. Tuy nhiên nếu xảy ra sai sót trong quá trình nâng cấp thì bạn sẽ phải chấp nhận mất hết dữ liệu trong thiết bị mà không thể cứu vãn được.
Vì vậy kinh nghiệm được rút ra là cần đảm bảo sao chép hết các dữ liệu bằng thao tác sao lưu phần mềm và hãy tham khảo ý kiến của những người đã thực hiện nâng cấp để có cách ứng phó và xử lý với các tình huống. Những thiết bị mới và đang chạy ổn định thì tốt nhất bạn đừng nên nghĩ đến việc nâng cấp để tránh rủi ro lớn.
Chúng tôi vừa cung cấp cho các bạn các thông tin về Firmware là gì, phân biệt giữa Firmware và Software, có nên nâng cấp Software không? Hy vọng có thể giúp bạn có được những kiến thức đầy đủ nhất về Firmware.