Những năm trở về đây mô hình kinh doanh homestay đang trở thành xu thế hót của những nhà đầu tư. Nhưng bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào cũng đòi hỏi bạn cần phải nắm vững kiến thức cũng như giám nhận thất bại. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm kinh doanh homestay đạt hiệu quả tốt nhất.
Mục lục
Sự phát triển cũng như xu thế với mô hình kinh doanh homestay
Homestay không còn quá xa lạ với chúng ta, đặc biệt là những bạn hay đi phượt cũng như yêu thích du lịch. Homestay đặc biệt hơn những nhà nghỉ hay khách sạn đó là giá bình dân mà còn lại được nghỉ ở nhà dân. Để khám phá cũng như trải nghiệm những phong tục tập quán của người dân nơi đây.

Khi ở homestay bạn sẽ có cảm giác như ở nhà mình vậy. Được hòa mình vào không gian sinh hoạt cùng gia chủ, nấu ăn, trò chuyện và ăn uống với họ. Đó là lý do tại sao homestay lại hót và có xu hướng mạnh đến giới trẻ hiện nay như vậy.
Một số kinh nghiệm kinh doanh homestay
Để có thể kinh doanh homestay thành công, bạn cần xác định được một số yếu tố cơ bản sau:
Nguồn tài chính
Sẽ phụ thuộc vào mục đích kinh doanh của từng người, dao động từ vài chục triệu lên đến vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, theo những người kinh nghiệm kinh doanh homestay đi trước thì số vốn an toàn nằm trong vùng khoảng từ 300 – 500 triệu
Quan tâm và nghiên cứu thị trường
Bất cứ một lĩnh vực nào cũng vậy, bước đầu tiên bạn cần phải làm đó là nghiên cứu thị trường thật kỹ. Và kinh doanh homestay cũng vậy. Bạn phải nhắm vào khách hàng mục tiêu mà ai? Độ tuổi bao nhiêu?Sở thích là thích du lịch… Những điều này đã giúp bạn có được những lượng khách kha khá rồi. Ngoài ra một điều nữa đó bạn chọn vị trí của homestay và cách bạn thiết kế làm sao để khách hàng đi và muốn quay lại nữa.
Vị trí địa điểm
Vị trí thuận lợi cũng là yếu tố quan trọng trong việc kinh doanh dịch vụ homestay. Thường khách hàng ở homestay sẽ là những người muốn đi nhiều địa điểm thăm quan nên việc chọn những địa điểm thuận tiện để dễ dàng di chuyển. Do đó bạn nên chọn địa điểm kinh doanh gần các điểm du lịch để thu hút được lượng khách hàng lớn.
Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh homestay
Theo kinh nghiệm kinh doanh homestay, cũng như các hình thức kinh doanh khác thì kinh doanh homestay cũng là một loại lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Để được cấp phép bạn cần thực hiện đầy đủ những điều kiện sau: Luật du lịch 2005, Nghị định 79/2014/NĐ-CP, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP,… và bên cạnh đó cần cấp các giấy phép như: giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, giấy công nhận được xếp hạng, giấy chứng nhận an ninh trật tự,..
Kế hoạch hiệu quả – kinh nghiệm kinh doanh homestay không thể bỏ qua

Thiết lập một kế hoạch hoàn hảo góp phần gia tăng tỷ lệ kinh doanh thành công cho bạn.
Thiết kế thật độc đáo
Khi bạn đã xác định được đối tượng của mình rồi, giờ là lúc bạn lên ý tưởng thiết kế sao cho độc đáo, cuốn hút và mới mẻ. Đặc biệt bạn thiết kế homestay càng độc – lạ thì càng thu hút được nhiều khách hàng, bởi kích thích nhãn quan cũng như độ tự sướng của khách hàng. Khi đó khách hàng sẽ check in homestay của bạn và chia sẻ lên mạng xã hội giúp bạn quảng cáo miễn phí.
Đầu tư không gian bếp thoải mái
Để thu hút khách hàng đầu tiên đó là không gian bếp của bạn phải ấm cúng, thoải mái để cho khách thấy giống như họ đang ở nhà vậy. Vậy nên bạn cần tập trung vào không gian bếp của căn nhà thật tiện nghi và sạch sẽ.
Quảng bá truyền thông homestay của bạn
Nếu bạn mới kinh doanh homestay thì chắc chắn thời gian đầu sẽ gặp nhiều khó khăn về lượng khách hàng. Vì vậy kinh nghiệm kinh doanh homestay để thu hút khách hàng đến với mình đầu tiên bạn cần phải truyền thông và quảng bá tốt. Bạn có thể đăng lên mạng xã hội hoặc các đại lý du lịch trực tuyến ( VD: Booking.com, Expedia.com, Agoda.com,..)
Lý do bạn nên đầu tư kinh doanh homestay

Tiềm năng của mô hình kinh doanh homestay: Hiện tại có rất nhiều bạn trẻ mê phượt, muốn chinh phục những cung đường cũng như các địa điểm du lịch nổi tiếng. Vậy nên họ cần những địa điểm lưu trú ngủ nghỉ giá rẻ và được trải nghiệm nét văn hóa địa phương nơi đó. Vì vậy, kinh doanh homestay đang trở nên hót và là tiềm năng cho những người dân bản địa nơi đây.
Lợi nhuận hấp dẫn: Đây là mô hình kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất và dễ hòa vốn nhanh nhất. bởi nhu cầu người sử dụng cao thì ắt hẳn sẽ thúc đẩy sự phát triển.
Vốn đầu tư ban đầu ít: Trong tất cả những dịch vụ kinh doanh lưu trú thì hình thức kinh doanh homestay là bỏ ra ít vốn nhất chỉ dao động từ vài chục triệu đến vài trăm triệu mà thôi. Do đó, bạn dễ dàng huy động được vốn hơn.
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm kinh doanh homestay mà chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn. Mong rằng với những kiến thức trên đã phần nào giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn để đưa ra được chiến lược kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công với hình thức kinh doanh homestay của mình.