Cuộc sống của bạn sẽ chẳng bao giờ tạo dựng được bất cứ giá trị nào nếu như bạn không biết quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc quản lý tài chính cá nhân tốt sẽ giúp bạn tạo dựng được những thói quen tuyệt vời và mang lại cho cuộc sống của bạn rất nhiều lợi ích.
Để hiểu rõ hơn về tài chính một cách hiệu quả bạn cần khá nhiều thời gian để học và thực hành, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể quản lý tài chính của bản thân mình với một số bước dưới đây.
Mục lục
Nhớ kỹ quy tắc vàng trong quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Thông thường, mỗi tháng bạn kiếm được X VNĐ, sử dụng Y VNĐ và bạn luôn cố gắn sao cho Y luôn nhỏ nhất và phải nhỏ hơn X. Tuy nhiên, quản lý tài chính cá nhân hiệu quả không chỉ có vậy, nó liên quan đến tư duy, thói quen, tâm lý và cả giá trị sống nhiều hơn là những con số.
Lập kế hoạch cho tương lai
Hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ đến việc tiết kiệm cho tương lai là gửi tiền vào ngân hàng hoặc các khoản hưu trí. Thế nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu với những kế hoạch cụ thể và đơn giản hơn. Ví dụ, bạn cần mua một chiếc máy giặt, bạn sẽ chọn thanh toán 1 lần hay mua trả góp. Nếu mua trả góp bạn sẽ trả như thế nào trong bao lâu?
Tài chính không phải là chuyện ngày một ngày hai mà đó là chuyện từ hôm nay bạn đã phải cân nhắc cho vài tháng thậm chí là 1 năm sau. Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch cho tương lai bạn cũng phải tạo cho mình một “quỹ khẩn cấp”, điều này là rất cần thiết bởi việc ngoài ý muốn cũng có thể xảy ra với bạn bất cứ khi nào. Sẽ ra sao nếu như bạn không có tiền để xoay xở?
Hãy đặt mục tiêu cụ thể cho mình, đừng yêu cầu quá cao trong mục tiêu đó và hãy nhớ là ghi chép đầy đủ các chi tiêu trong ngày. Chỉ có như vậy bạn có thể quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và xây dựng được một kế hoạch tốt cho tương lai.
Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được

Nếu thu nhập của bạn trong 1 tháng là 10 triệu đồng mà số tiền tiêu ra lên đến 11 triệu thì chắc chắn bạn sẽ bị mắc kẹt trong các khoản nợ. Nếu bạn chi tiêu đúng bằng số tiền bạn thu được vậy thì bạn sẽ không thể nào chuẩn bị tốt trong những thời điểm quan trọng.
Bởi vậy mà chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được là một trong những quy tắc quan trọng nếu bạn muốn tiết kiệm để đầu tư cho tương lai. Khoảng cách giữa thu nhập và chi tiêu càng lớn thì bạn càng có nhiều phương án đối với khoản dành dụm của mình.
Đừng để tiền chết
Bạn có biết tại sao những người giàu thường giàu hơn không? Bởi vì họ biết cách gia tăng giá trị của tiền và bạn cũng hoàn toàn có thể làm được điều đó. Hãy đầu tư đúng cách để con số trong ngân hàng của bạn sinh sôi nảy nở nhanh chóng. Chia nhỏ các khoản tiền và đầu tư vào nhiều hạng mục khác nhau, bạn cũng có thể đầu tư cho sức khỏe, kiến thức để có được những cơ hội tốt hơn trong tương lai.
Bắt đầu với việc thiết lập ngân sách
Hẳn trong chúng ta có không ít người từng gặp phải tình trạng “không biết tiền đi đâu”, “chẳng làm gì mà tiền cũng hết”, “tiêu gì mà lại hết tiền”….Lý do chính là bạn chưa có một kế hoạch cụ thể để kiểm soát số tiền chi tiêu. Lập ngân sách chính là giải pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả mà bạn cần phải làm ngay lập tức. Một cây bút, một cuốn sổ, hay một phần mềm ghi chép trên máy tính, điện thoại đều có thể giúp bạn lưu trữ những thông tin này.
Hãy ghi tất cả những chi phí bạn sẽ phải chi trả trong 1 tháng theo các hạng mục:
- Chi phí sinh hoạt: đồ ăn, thức uống,vật dụng nhà bếp, nhà tắm…
- Hóa đơn gia đình: tiền điện nước, tiền nhà, wifi, truyền hình cáp…
- Đi lại: taxi, xăng xe, phương tiện giao thông công cộng
- Gia đình bạn bè: quà…
- Sản phẩm tài chính: bảo hiểm…
- Giải trí: vé xem phim, ngày lễ, đi ăn uống…
Hãy rà soát danh sách chi tiết và xem nếu như cắt giảm được khoản chi phí nào thì nên cắt giảm. Đồng thời hãy đặt ra hạn mức chi tiêu cụ thể để tránh tình trạng “âm” tiền.
Xây dựng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Bạn có thể thực hiện kế hoạch quản lý tài chính cá nhân của mình bằng cách chia tiền thành 4 loại:
- Chi phí cố định (50% – 60%): Đây là chi phí sử dụng cho những khoản cố định bắt buộc phải đóng trong mỗi tháng: điện nước, nhà cửa, wifi…Con số có thể thay đổi nhưng không lớn, vì vậy bạn hoàn toàn có thể xác định được khoản tiền đó và không được dùng phạm vào.
- Tiết kiệm (5% – 10%): Đó có thể là các khoản tiết kiệm ngắn hạn và dài hạn. Giữ một khoản tiền nhỏ để phòng những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra.
- Đầu tư (10%): Khi bạn tiết kiệm được một khoản tiền hãy tập cho mình cách đầu tư. Hãy trích ra 10% lương hay tiền tiết kiệm để đầu tư cho những dự án tiềm năng.
- Chi phí tự do (20% – 35%): Khoản chi phí này bạn sẽ sử dụng cho các vấn đề cá nhân như ăn uống, xem phim, du lịch, mua sắm….miễn sao bạn phải đảm bảo được 3 khoản trên.
Tùy thuộc vào mục tiêu tài chính, tuổi tác hoặc hoàn cảnh của bản thân mà bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ trên sao cho phù hợp.
Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả là điều rất quan trọng. Hãy bắt đầu ngay bây giờ để có được những kết quả tốt nhất. Đừng chần chừ bởi từng giây từng phút trôi qua, bạn đã bỏ lỡ cơ hội làm giàu của mình rồi đấy.