Ngày ngày chúng ta vẫn thường nghe đến cụm từ thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên chắc chắn rằng sẽ không có nhiều người hiểu hết được những vấn đề liên quan tới nó. Bởi nhắc đến thuế là một phạm trù phức tạp và có quá nhiều thông tin cũng như quy định kèm theo khiến chúng ta cảm thấy cực kỳ rắc rối. Mặc dù vậy đóng thuế lại là nghĩa vụ của mọi công dân đối với đất nước vì vậy cần phải hiểu đầy đủ về thuế để mỗi cá nhân thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Mục lục
Những thông tin quan trọng về thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là gì? Đó số tiền được nộp vào ngân sách nhà nước, được người có thu nhập trích ra từ tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Như vậy có thể thấy rằng loại thuế này chính là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước được xây dựng trên nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế của công dân.

Theo quy định những người có thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng có trách nhiệm nộp thuế. Đây là loại thuế hướng đến những người có thu nhập cao và những cá nhân thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng sẽ không phải đóng. Điều này góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư. Như vậy hẳn bạn đã biết Mức lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân rồi phải không ạ. Vậy những ai phải đóng thuế này?
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Những đối tượng nào sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam có thu nhập chịu thuế. Cụ thể:
+ Trường hợp là cá nhân cư trú, thu nhập phải đóng thuế được tính là những khoản thu nhập phát sinh ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ở đây cá nhân cư trú sẽ được hiểu theo hai trường hợp: Một là những đã có khoảng thời gian từ 183 ngày trở lên tại Việt Nam trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục từ ngày đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Việt Nam.

Hai là cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam gồm có nơi đăng ký thường trú hoặc có nhà cho thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng cho thuê có thời hạn.
+ Trường hợp là cá nhân không lưu trú , thu nhập phải chịu thuế là khoản thu nhập phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam và không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập. Đối tượng này được hiểu là nhóm cá nhân không thỏa mãn một trong hai điều kiện cần thiết để xác định là cá nhân cư trú.
Các loại thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Theo quy định có 3 loại thu nhập sẽ phải thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân gồm:
+ Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh được xác định là các cá nhân có đăng ký kinh doanh, dịch vụ được cấp giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao mà người lao động được nhận từ các chủ doanh nghiệp.
+ Thu nhập khác bao gồm nguồn đầu tư trái phiếu, bất động sản, cổ phiếu, chứng khoán hoặc các khoản thu từ tài sản thừa kế, đăng ký bản quyền, trúng thưởng…
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

Cách tính thuế thu nhập cá nhân áp dụng theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân = thu nhập tính thuế x thuế suất
Cụ thể:
Thuế suất là mức thuế được áp dụng cho từng mức thu nhập. Vì vậy mỗi mức thu nhập sẽ có mức thuế suất khác nhau tương ứng.
Thu nhập tính thuế = thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ theo quy định
Thu nhập chịu thuế = tổng lương nhận được – các khoản được miễn thuế
Trong đó:
+ Các khoản giảm trừ có thể liệt kê như giảm trừ cho có người phụ thuộc gồm nuôi con nhỏ hay cha mẹ già, các khoản bảo hiểm bắt buộc, giảm trừ do gia cảnh khó khăn…
+ Tổng lương nhận được chính là toàn bộ thu nhập trong một tháng mà cá nhân nhận được bao gồm cả các loại tiền thưởng.
+ Các khoản được miễn thuế sẽ gồm các khoản phụ cấp ăn trưa, điện thoại, xăng xe, tiền tăng ca, các khoản trợ cấp…
Sau khi đã hiểu được hết các khoản này chỉ cần lắp con số thực tế vào công thức là chúng ta có thể tính ra ngay mức đóng thuế thu nhập cá nhân.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp các bạn biết được những thông tin cơ bản nhất về thuế thu nhập cá nhân. Chúng ta hãy cùng nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo đúng quy định của pháp luật để xây dựng đất nước giàu mạnh.